Language

Paper Machine

Writing, packing, coating, tissue...

Water treatment

Waste water, Fresh water...

Industrial Pump

Vacuum pump, centrifugal pump, ....

Lab Equipment

Pulp & paper, Water treatment, ....

HOÁ CHẤT

Hoá chất GIẤY & DỆT NHUỘM

PAPER & TEXTILE CHEMICAL

 

Thứ hai, 30 Tháng 11 2015 08:19

Doanh nghiệp Giấy trước thềm hội nhập

Written by
Rate this item
(0 votes)

Công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ manh mún, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là những nguyên nhân khiến cho ngành Giấy Việt Nam đang lâm vào tình trạng mỏng manh hơn bao giờ hết.

 

Sản phẩm giấy nội địa tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập khẩu đang bán với giá thấp hơn để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu giấy 7 tháng đầu năm 2015 (xuất khẩu trực tiếp) đã giảm 2,6% (đạt 288 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014. Riêng tháng 7/2015, giấy các loại sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã giảm 4,9% (đạt 10.700 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu giảm thì tình hình nhập khẩu giấy lại có dấu hiệu tăng nhẹ. 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu giấy so với cùng kỳ năm 2014 tăng 5%, trong đó, nhập khẩu giấy làm bao bì tăng 9%, tiếp đến nhập khẩu giấy in báo tăng 7% và nhập khẩu giấy khác có mức tăng thấp nhất 4%.

Những con số trên đã vẽ lên viễn cảnh không mấy sáng sủa của ngành giấy trước các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) hay Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP.

Quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu

Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị trong ngành chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Các nhà máy 100% vốn trong nước vẫn sản xuất manh mún, số lượng nhỏ lẻ, chưa đạt được các tiêu chuẩn đảm bảo yếu tố môi trường. Ngành giấy mới sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa và chỉ xuất khẩu giấy in và viết ở dạng văn phòng phẩm. Vì vậy, chưa tận dụng được cơ hội xuất khẩu giấy với thuế suất bằng 0% khi hội nhập.

Thêm vào đó việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến cho ngành giấy Việt Nam luôn chịu nhiều biến động và sức ép từ nhà cung cấp nước ngoài. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Công ty CP Giấy An Hòa và Nhà máy giấy Bãi Bằng - Tổng Công ty Giấy Việt Nam là tự chủ được gần 100% nguyên liệu. Đặc biệt là Công ty CP Giấy An Hòa là đơn vị mới được xây dựng với công nghệ sản xuất mới hơn, chất lượng sản phẩm ổn định hơn nên có sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập về chất lượng - giá thành.

Thị trường giấy Tissue được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có quy mô lớn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài hoặc cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài như Newtoyo, Sai Gon Paper, Corelex, Vina Paper (trước là Diana - Unicham), Giấy Xương Giang (đang đầu tư dây chuyền xeo mới). Giấy Sông Đuống là doanh nghiệp nhà nước duy nhất có quy mô tương đối.

Giấy Kraft sẽ hưởng lợi?

Có lẽ các doanh nghiệp sản xuất giấy Kraft là những đơn vị duy nhất được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do và hiệp định TPP do xuất khẩu được sản phẩm của mình gián tiếp qua các hàng hóa khác  khi mà các doanh nghiệp dệt may, da giầy, thiết bị điện tử ... đang chuyển địa điểm sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam để đón đầu TPP. Tuy nhiên, cũng nằm trong tình trạng chung, những nhà máy có công suất lớn lại thuộc về doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường giấy Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng, nhưng tận dụng được cơ hội hay không thì các nhà sản xuất cần phải xác định lại chiến lược phát triển và có đầu tư có chiều sâu, nâng cấp dây chuyền để tăng khả năng cạnh tranh.

Read 1600 times Last modified on Thứ hai, 30 Tháng 11 2015 09:12

THIẾT BỊ

A.Celli Paper Group

Tissue Paper machine

Máy vải không dệt

Packing / Graphic PM

 

 

 

VIET HUNG TECHNOLOGY CO.,LTD

Phone: +84 4 625 311 67    -    Email: viet.hung.tech.ltd@gmail.com

Copyright © 2011-2012. All Rights Reserved.