Language

Paper Machine

Writing, packing, coating, tissue...

Water treatment

Waste water, Fresh water...

Industrial Pump

Vacuum pump, centrifugal pump, ....

Lab Equipment

Pulp & paper, Water treatment, ....

SUPPLIER

TISSUE PAPER MACHINE

PULP & PAPER INDUSTRIAL SPARE PART

PAPER & TEXTILE CHEMICAL

  

LOG SAW BLADES

Chủ nhật, 28 Tháng 12 2014 13:02

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục rõ nét

Written by
Rate this item
(0 votes)
(Baodautu.vn) Đó là đánh giá của ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về kinh tế Việt Nam trong năm nay và triển vọng phát triển trong năm tới

Năm 2014 đang dần khép lại. Ông có đánh giá gì về nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

Tăng trưởng GDP thực đang có xu hướng đi lên, do xuất khẩu mạnh và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều. Sức cầu trong nước đã dần hồi phục do tích lũy tài sản mạnh hơn. Sức tiêu dùng - yếu tố đóng góp lớn nhất vào GDP - cũng tăng nhẹ. Trong 3 quý đầu năm nay, GDP tăng 5,6%. Chúng tôi kỳ vọng, GDP sẽ tăng 5,75% trong năm nay.

Ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam
Ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam

Trong khi đó, lạm phát đã được kiềm chế ở mức 1 con số, tài khoản vãng lai ngoại tệ đã thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng.

Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng 6,2% trong năm 2015, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng trong năm nay, nhờ sức cầu đang hồi phục. Ông có cho rằng, mục tiêu này là khả thi?

GDP được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm tới vì lĩnh vực xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, có một số dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế đang hồi phục do ổn định kinh tế vĩ mô, niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư đang ngày càng tăng, cũng như sự ấm lên trong lĩnh vực bất động sản và một số ngành liên quan khác. Giá dầu và lương thực thế giới được dự báo tiếp tục giảm, nên sẽ hỗ trợ nền kinh tế bằng cách giữ áp lực lạm phát trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những rủi ro từ bên ngoài, như tăng trưởng toàn cầu còn yếu và sự bất an của các thị trường tài chính.

Theo ông, Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu đó? Đâu là trở ngại lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam hiện nay?

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hơn, điều cốt yếu là ổn định kinh tế vĩ mô phải được tiếp tục duy trì. Đồng thời, tiến trình tái cấu trúc phải được đẩy nhanh hơn. Việc tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng sẽ tạo điều kiện cải thiện các trung gian tài chính, làm lành mạnh hơn bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, hạ thấp chi phí vay của doanh nghiệp và gỡ bỏ được các rủi ro trong lĩnh vực tài chính.

Việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, với mục đích cải thiện năng lực quản trị của khối doanh nghiệp này, sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế và cải thiện được việc phân bổ nguồn lực.

Những cải cách đó, cùng với việc tăng cường hiệu quả đầu tư công, sẽ giúp nâng cao yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vốn đã rất thấp trong một thập kỷ qua.

Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư công. Nếu tốc độ tái cơ cấu không được đẩy nhanh thì chuyện gì có thể xảy ra, thưa ông?

Việc tái cơ cấu cần được đẩy nhanh hơn. Nếu không được giải quyết rốt ráo, thì những yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới ổn định kinh tế và sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Những vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay không thể giải quyết được nếu như các vấn đề của người vay không được giải quyết. Một phần lớn khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, quan trọng không kém là việc phải nâng cao hiệu quả của đầu tư công, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt tài khóa và nợ công đang tăng cao.

Trong lĩnh vực ngân hàng còn tồn tại một số vấn đề quan trọng, như chất lượng tài sản đảm bảo vẫn còn nhiều vấn đề do cầu trong nước yếu và sự xuống dốc của giá bất động sản, cũng như lợi nhuận từ các tài sản này còn thấp...

Cải cách doanh nghiệp nhà nước, bao gồm việc lên kế hoạch tái cấu trúc, sửa đổi khuôn khổ pháp lý, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hoá cũng đang diễn ra chậm chạp. Để cải thiện khuôn khổ pháp lý, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số quy định buộc các doanh nghiệp nhà nước phải minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, cũng như cải thiện kiểm soát nội bộ thông qua việc làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chủ quản.

(Dẫn theo báo đầu tư)

Read 1512 times Last modified on Thứ hai, 29 Tháng 12 2014 11:02

CUSTOMER

VIET HUNG TECHNOLOGY CO.,LTD

Phone: +84 4 625 311 67    -    Email: viet.hung.tech.ltd@gmail.com

Copyright © 2011-2012. All Rights Reserved.