
Công nghệ (32)
Độ bền ướt (Wet Strength) của giấy không đạt yêu cầu
Written by Andy VuKhả năng của giấy có thể duy trì độ bền ban đầu khi được bão hòa với nước được gọi là độ bền ướt. Yêu cầu độ bền ướt với mỗi loại giấy là khác nhau. Nhiều loại giấy tỷ lệ giữa bền ướt / bền khô được thiết đặt được ở mức 10%-15%. Bạn có đã bao giờ gặp phải những trường hợp và dù dùng bao nhiều hóa chất mà độ bền ướt của giấy vẫn không đạt? Nguyên nhân và phương án khắc phục ra sao?
Chất bám dính (Stickies) là vấn đề phổ biến ở các nhà máy giấy sử dụng nguyên liệu tái sinh. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấy (lỗ thủng, đứt giấy, khó khăn khi gia công thành phẩm) và giảm năng suất chạy máy (dừng máy vệ sinh chăn lưới...). Vậy chất bám dính là gì? Loại bỏ và xử lý chất bám dính bằng cách nào?
Không khí có trong huyền phù bột, nước trắng là nguyên nhân gây nên hàng loạt các vấn đề về chất lượng:
- Thủng dăm: Các lỗ thủng nhỏ trên giấy làm mất mỹ quan, vấn đề in ấn ...
- Các vết hằn hình tròn: Khi giấy đủ độ dày để không bị thủng nhưng vẫn để lại vết
- Giảm khả năng thoát nước
- Tạo bọt tràn và làm thất thoát nguyên liệu, hóa chất theo bọt tràn.
Công tác Bảo dưỡng cũng như hoạt động sản xuất của công ty thường ở thế bị động khi những sự cố hỏng thiết bị xảy ra. Hỏng thiết bị đột ngột thường gây ra những thiệt hại:
1. Gián đoạn sản xuất, có thể làm trì hoãn thời gian giao hàng. 2. Tăng tiêu hao nguyên, vật liệu và năng lượng do tăng định mức tiêu thụ và do tỷ lệ sản phẩm hỏng tăng, tăng chi phí sản xuất. 3. Giảm chất lượng sản phẩm. 4. Tăng các nguy cơ về tai nạn lao động và làm giảm chất lượng môi trường làm việc. 5. Nguy cơ phải thay mới thiết bị, thậm chí là dây chuyền sản xuất. |
![]() |