Print this page
Thứ năm, 21 Tháng 1 2016 07:52

Quy định kiểm tra về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

Written by
Rate this item
(0 votes)

Ngày 11/12/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 46/2015/TT-BCT (Thông tư 46) quy định kiểm tra về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

 

 

Theo đó, Thông tư 46 quy định cụ thể việc kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (đối với các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy); hồ sơ công bố hợp chuẩn (đối với các sản phẩm, hàng hóa công bố hợp chuẩn); hồ sơ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (đối với sản phẩm áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng); hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đối với sản phẩm, hàng hóa áp dụng các quy định kỹ thuật tương ứng); Kiểm tra việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Kiểm tra việc ghi nhãn, nội dung thông tin cảnh báo (đối với các sản phẩm, hàng hóa có quy định về thể hiện thông tin cảnh báo); hồ sơ thông tin, quảng cáo (đối với sản phẩm, hàng hóa có thông tin quảng cáo); thể hiện dấu hợp quy (đối với sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy), dấu hợp chuẩn (đối với sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn) và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra; Trường hợp trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có quy định liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất thì kiểm tra việc thực hiện các quy định này trong quá trình sản xuất sản phẩm; Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước khác về chất lượng sản phẩm trong sản xuất do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm mẫu thực hiện theo định mức quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư 46 cũng nêu rõ, trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất vi phạm thì xử lý như sau: Đoàn kiểm tra lập biên bản, yêu cầu cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn quy định ghi rõ trong biên bản. Trong thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục, cơ sở sản xuất không được phép đưa sản phẩm không phù hợp ra lưu thông trên thị trường; Cơ sở sản xuất chỉ được đưa sản phẩm ra lưu thông sau khi đã khắc phục theo đúng các yêu cầu của đoàn kiểm tra, báo cáo việc khắc phục bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra và được cơ quan kiểm tra ra thông báo sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông (Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này); Trường hợp sau khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra mà cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc (kể từ ngày có kết luận về sự tiếp tục vi phạm của cơ sở sản xuất), thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình) địa phương hoặc Trung ương tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độ không phù hợp của sản phẩm (Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); Sau khi có thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng mà cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc (kể từ ngày có thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng), lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, v.v...

Thông tư 46 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

(Tin từ Bộ Công thương)

Read 1918 times

Latest from Andy Vu