Print this page
Thứ ba, 29 Tháng 8 2017 01:50

Thị trường giấy trong nước T8/2017

Written by
Rate this item
(0 votes)

Sẽ rất dễ nhận ra điểm yếu của ngành giấy Việt Nam là tầm nhìn xa chưa có và vốn quá ít để cạnh tranh với FDI.

 

1.  Các công ty FDI đã và đang có chủ trương xuất khẩu lượng lớn về Trung Quốc nhằm bù đắp lượng thiếu hụt do nhu cầu tăng cao tại thị trường này và giá tốt hơn thị trường Việt Nam (Trung bình từ 20-30USD/tấn cho các loại giấy).

2.  Các công ty FDI cũng chủ trương hạn chế mua giấy thu gom nội địa vì tạp chất, độ ẩm và chất lượng sơ sợi không ổn định. Với tình hình giá nguyên liệu đang giảm mạnh, các đơn vị này sẽ chuyển sang mua giấy theo thứ tự ưu tiên: JOCC, EOCC, AOCC, Úc và MEOCC, KOCC (hai nguồn này được ưu tiến cuối cùng vì chất lượng phập phù, không ổn định về tạp chất và độ ẩm cao).

3. Các công ty bao bì (cả FDI và local) cũng đã đồng loạt tăng giá bán công đoạn 2-3 từ 10-12% vào đầu tháng 9/2017. Nếu thành công thì giá bao bì sẽ tăng từ 15-20% so với đầu năm 2017.

4. Các công ty FDI đã có thông tin tăng giá giấy từ 500 ngàn – 01 triệu trong tháng 09/2017, trong đó có DN FDI vừa tăng thành công 600 ngàn (chia làm 02 đợt từ tháng 6/2017) và vẫn chưa có thông tin mới của tháng 09/2017.

5. Giá OCC từ Cambodia đã chào giá giảm 100 đ/kg so với tuần trước vì cả Thái Lan và Việt Nam đều hạn chế mua. Các đầu nậu kinh doanh giấy từ Cambodia về Việt Nam đang chào bán cho các Nhà máy trong nước theo kiểu Tender (nhà máy mua cao nhất hiện nay là với giá 5,600đ/kg – thanh toán ngay khi đổ hàng, độ ẩm 14%).

6. Giá xăng dầu tăng nhẹ 460 đ/lít vào hôm qua 19/08 và sẽ tăng tiếp khoảng 500 đ/lít trong thời gian tới. Nên nhiều khả năng cước phí vận chuyển sẽ tăng nhẹ trong tháng 09/2017

Thời gian qua, lần lượt giấy in báo (ảnh hưởng nhiều do công nghệ phát triển), giấy in viết: nay đã không còn nhà máy Phía Nam nào chỉ toàn là giấy nhập từ Indo, Thái Lan và Malayxia.

Chỉ còn giấy bao bì và Tissue, nên sẽ phải có những bước đột phá trong tư duy, hành động để có thể cạnh tranh với FDI trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp trong nước nên nhanh chóng sắp xếp thay đổi về công nghệ máy móc thiết bị, công tác quản trị điều hành, khắc phục các điểm yếu của mình để tồn tại và phát triển.

Read 931 times Last modified on Thứ ba, 29 Tháng 8 2017 01:52

Latest from Andy Vu